Menu
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 info@tiengducnhantam.edu.vn Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận

Những lưu ý khi học tiếng Đức

 

Từ lâu, ngôn ngữ Đức đã bị mang tiếng xấu “Cuộc đời quá ngắn để học tiếng Đức”. Tuy nhiên, câu nói này có đúng hay không còn phụ thuộc vào cách học của bạn.

1. Những lưu ý về phát âm trong tiếng Đức

Phát âm đúng (chưa nói đến những kỹ năng cao siêu hơn như phát âm hay hay phát âm không có thể ngữ (Akzent) là một tiền đề quan trọng nhất trong việc học tiếng Đức nói riêng và học ngoại ngữ nói chung. Việc phát âm đúng đảm bảo bạn có thể nói đúng và qua đó đưa thông tin chính xác. Việc phát âm đúng cũng đảm bảo bạn nghe đúng và qua đó đảm bảo nhận thông tin về chính xác. Một ví dụ đơn giản: nếu một người nước ngoài học tiếng Việt Nam, khi bước vào hàng trái cây, muốn mua 1 quả dứa và nói: Tôi muốn mua một quả DƯA? Chắc chắn người đó sẽ nhận được 1 quả dưa chứ ko phải quả dứa. VẬY DƯA – DỨA – DỪA trong tiếng Việt thì tiếng Đức cũng có TASSE (tách uống trà) hay TASCHE (túi xách) hay muôn vàn từ vựng có phát âm tương tự nhau. Việc phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới đồng thời cả khả năng NÓI VÀ NGHE của bạn, trước hết là rủi ro khi đi thi, và sau đó là rủi ro trong giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống. Rủi ro giao tiếp trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm việc, giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ của bạn khi sinh sống, học tập và làm việc tại môi trường sử dụng tiếng Đức

Có một điều tuyệt vời đó là tiếng Đức phát âm không khó, ngoại trừ một vài âm đặc biệt khác với khẩu âm tiếng Việt, phát âm tiếng Đức rất giống và gần gũi với phát âm tiếng Việt. Vì vậy bạn có thể dễ dàng phát âm tốt tiếng Đức nếu bạn được học bài bản và kiên trì rèn luyện. Ngoài ra, việc học phát âm chỉ 01 lần trong đời nhưng bạn sẽ dùng nó trọn 01 cuộc đời mình, mang lại sự tự tin cho bạn khi giao tiếp, đảm bảo đưa và nhận thông tin chính xác. Vì vậy, chắc chắn rằng, với người mới bắt đầu học tiếng Đức, việc đầu tiên bạn cần chú ý đó là: học phát âm thật bài bản, thật chuẩn mực. Một chương trình dạy phát âm được thiết kế đặc biệt riêng cho người Việt cùng với một giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ là vô cùng quan trọng để thiết lập nền tảng phát âm cho bạn.

Theo kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tại Trung tâm tiếng Đức Nhân Tâm, chỉ cần 03-05 buổi học phát âm bài bản là bạn đã có thể nắm bắt được toàn bộ “tình thần và cốt lõi” của phát âm tiếng Đức, và bạn có thể nhận diện, phát âm được tới 90% các từ vựng cơ bản của tiếng đức. 10% còn lại sẽ nằm ở sự kiên trì tập luyện và khả năng phát âm của chính bạn.

 

2. Ngữ pháp và từ vựng tiếng đức có gì cần chú ý

Ngữ pháp tiếng Đức có phức tạp không? CMMB Việt Nam xin khẳng định là có. Tuy nhiên, dù có phức tạp đến đâu thì kiến thức ngữ pháp cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nếu như bạn có hướng tiếp cận đúng đắn và chịu bỏ thời gian, công sức, bạn sẽ chinh phục được mảng kiến thức này. Về một số điểm quan trọng trong việc chinh phục ngữ pháp tiếng Đức, đó là bạn sẽ cần nắm bắt được rất nhiều nguyên tắc của tiếng Đức, từ cách thiết lập câu và vị trí của thành phần câu, cho tới các nguyên tắc liên quan tới các cách của danh từ, nguyên tắc về sử dụng trạng từ, tính từ…trong tiếng Đức. Tiếng Đức cũng có những loại ngữ pháp rất đặc biệt ví dụ như động từ tách, nghĩa là động từ này sẽ bị chặt đôi ra và biến hình trong quá trình thiết lập câu, động từ tách ghép cũng có thể mang đa nghĩa. Điều này gây khó khăn cho học viên trong cả việc thiết lập một câu hoàn chỉnh, hay nghe và đọc hiểu trọn vẹn một câu hoàn chỉnh. Để nói về nỗi khổ này, Mark Twain đã có câu trích dẫn “để đời” về “sự độc ác” của Người Đức khi nghĩ ra động từ tách ghép (trennbare Verben) trong tiếng Đức, qua đó cũng nói hộ lên nỗi ai oán của người học tiếng Đức khi gặp chủ đề khó nhằn này như sau: “Người Đức có một cách vô nhân đạo để cắt động từ của họ… Họ lấy một phần của động từ và đặt nó xuống đây, giống như một cái cọc, và họ lấy phần kia của nó và đặt nó qua đằng kia như một cái cọc khác, và giữa hai giới hạn này, họ chỉ cần xúc bằng tiếng Đức.” (Lược dịch)

Ngữ pháp tiếng Đức có phức tạp không? Chắc chắn là có. Tuy nhiên, dù có phức tạp đến đâu thì kiến thức ngữ pháp cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nếu như bạn có hướng tiếp cận đúng đắn và chịu bỏ thời gian, công sức, bạn sẽ chinh phục được mảng kiến thức này.

 

Tieng Duc 810x500

 

Theo kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tại Trung tâm tiếng Đức Nhân Tâm, 80-90% tất cả ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Đức đã được gói gọn trong trình độ từ Al tới B1 tiếng Đức. Và với 03 khóa học tiêu chuẩn A1, A2, B1, mỗi khóa học kéo dài khoảng 2 tháng thì nghĩa là sau 06 tháng bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Đức. Vấn đề còn lại nan giải hơn, đó là bạn sẽ ứng dụng các ngữ pháp đó vào giao tiếp, viết lách, thiết lập câu hay nghe, đọc nhận thông tin như thế nào.

Đó là về ngữ pháp, so với ngữ pháp, vấn đề khó giải quyết hơn có lẽ lại nằm ở mảng từ vựng. Mảng kiến thức này khó vì hai lý do sau: bạn sẽ phải học thuộc rất nhiều và dù có cố gắng đến đâu, bạn sẽ không bao giờ có thể học được toàn bộ từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào. Vậy có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua tiếng Đức sao? Đối với ngôn ngữ nào cũng vậy, vấn đề không phải là bạn biết được bao nhiêu từ vựng, mà là bạn sử dụng được bao nhiêu từ thường xuyên và hiệu quả (nói cách khác là vốn từ SỐNG mà bạn đang sở hữu). Và để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc học từ một cách thụ động, người học lại phải quay về với điểm đã được nhắc đến ở trên: nắm thật chắc ngữ pháp để có thể sử dụng được tất cả những từ mình biết. Có một điều vô cùng quan trọng mà các bạn cần biết khi tự học tiếng Đức hay học tiếng Đức tại một trung tâm tiếng Đức hay lớp học tiếng Đức được dẫn dắt bởi giáo viên, đó là ngữ pháp thì hữu hạn – nhưng từ vựng thì vô hạn. Nghĩa là việc học từ vựng là cực kỳ quan trọng và sẽ là một quá trình kéo dài mãi mãi không ngừng nghỉ. Và bạn luôn cần có một kế hoạch học và xây dựng vốn từ vựng thật bài bản, nếu bạn muốn tồn tại và phát triển với tiếng Đức hay với bất kỳ ngoại ngữ nào.

 

3. Về văn hóa và cách diễn đạt

Một trong những điểm khó khăn lớn khi học tiếng Đức hay bất kỳ ngoại ngữ nào đó chính là sự khác biệt về văn hóa và lối diễn đạt. Lý do bởi vì, ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc hình thành những thói quen giao tiếp và văn phong của người sử dụng – hoặc văn hóa giao tiếp sẽ hình thành nên ngôn ngữ và cách diễn đạt – hài điều này tác động tương hỗ lên nhau. Vì thế để có thể học tốt ngôn ngữ, bạn phải hiểu văn hóa và đất nước mà ngôn ngữ đó đang được sử dụng. Để làm tốt điều này, việc tự học tiếng Đức có rất nhiều giới hạn, đặc biệt cho người mới bắt đầu học tiếng Đức. Bởi bạn cần có người dẫn dắt tốt để có thể “cảm nhận” ngôn ngữ và có thể đạt tới cảnh giới làm chủ ngôn ngữ.

Khác biệt nổi bật giữa tiếng Việt và tiếng Đức nữa đó chính là lối hành văn. Tiếng Việt của chúng ta với tính chất đơn tiết không biến hình thì lại cần vận dụng sự kết hợp của nhiều hơn các đơn vị từ. Điều này khiến cho văn phong tiếng Việt có phần “gián tiếp” hơn tiếng Đức, điển hình là các phép hành văn “ẩn dụ, hoán dụ” hoặc các cách diễn đạt bóng gió, ẩn ý. Người Việt thường ít khi đi thẳng vào trọng tâm câu chuyện và vấn đề, mà thường chú trọng vào cách dẫn dắt cũng như thiết lập cảm xúc của người đối thoại trước. Chẳng thế mà các cụ nhà ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, để thể hiện sự ưu tiên về sự thiết lập cảm xúc trong giai đoạn mở đầu hội thoại khi giao tiếp.

Trong khi đó, bởi vì sự hệ thống, logic, súc tích và gãy gọn của tiếng Đức mà cách hành văn của người Đức cũng vô cùng hệ thống, có mục đích và đề cao tính chính xác, thẳng thắn trong diễn đạt. Người Đức nổi tiếng với cái nhìn trực diện không lay chuyển khi trò chuyện, khả năng tập trung lắng nghe và tính nghiêm túc cao khi mở hội thoại. Tất nhiên người Đức cũng nổi tiếng là người lịch sự nhất thế giới, nên cách diễn đạt của tiếng Đức cũng rất đa dạng với rất nhiều cách diễn đạt tương đương vô cùng lắt léo, hư ảo, bóng gió…đảm bảo đúng chất “lịch sự và ngoại giao”.

Chính bởi vì sự khác biệt sâu xa về văn hóa, lối sống, lối diễn đạt này mà quá trình tiếp nhận, chuyển hoá tư duy của người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Đức nói riêng, đặc biệt đối với người Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà tiếng Đức mang lại đã nói ở trên về việc mở rộng cánh cửa tương lai, việc học tiếng Đức còn có một ích lợi tuyệt vời hơn, đó là: Tiếng Đức giúp chúng ta suy nghĩ có hệ thống, logic hơn rất nhiều. Học viên trở thành những người có khả năng giao tiếp chính xác và hiệu quả cao – một kỹ năng mà trong xã hội hiện đại bây giờ càng ngày càng trở nên quan trọng.