Menu
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 info@tiengducnhantam.edu.vn Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận

Phương pháp học tiếng Đức hiệu quả – Phần 1

  1. Hãy học từ mới trong câu ví dụ hoàn chỉnh. Đừng bao giờ học từ riêng lẻ

Như chúng ta đã biết  cách thông dụng  nhất các bạn thường dùng để học từ mới là học theo kiểu thuộc lòng, tức là chia đôi vở ra, 1 bên là 1 list các từ mới, 1 bên là nghĩa của từ. Tuy nhiên cách học này rất vất vả và nhàm chán.  Và mặt hạn chế nhất của phương pháp học này là: hoàn toàn không mang lại nhiều hiệu quả. Một từ đứng riêng lẻ chẳng nói lên được điều gì. Sẽ khó khăn hơn để học khi từ không được sử dụng trong một ngữ cảnh cụ thể. Bởi não của bạn cần có ấn tương để lưu thông tin mới. Sẽ dễ dàng học để nhớ khi bạn gắn thông tin cần nhớ này với bức tranh minh họa hoặc một tình huống cụ thể. Và lý do thứ 2, tại sao bạn nên đặt câu ví dụ. Nếu bạn có 1 quyển sổ từ vựng, thông thường bạn sẽ chỉ viết dạng  nguyên thể của động từ, ví dụ: Haben = có, Träumen =  mơ
Nhưng thực ra động từ có rất nhiều dạng biến thể khác nhau, như: träume, träumt, träumte, geträumt…Bởi vậy nếu bạn viết ra câu ví dụ, sự khác biệt ở đây sẽ trở nên rõ ràng.
Ví dụ:
Haben = Có
Ich habe große Ohren Tôi có cái tai to
Träumen = Mơ
Ich träume jede Nacht Tôi mơ hằng đem

Nếu với mỗi từ mới bạn đều đặt một ví dụ, bộ não của bạn sẽ dần dần tự động ghi nhớ các qui tắc. Theo thời gian, các kiến thức sẽ dần dần đi vào tiềm thức của bạn. Nếu bạn làm theo cách huớng dẫn này, những sự khác biệt nho nhỏ sẽ tự động đi vào trí nhớ của bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ nắm vững hơn kiến thức, và bạn sẽ có cảm giác phải nói thế nào là đúng và nói thế nào là sai.

Vì vậy, nếu sau đây bạn nhìn thấy một từ tiếng Đức ở trong sách hoặc trên báo và bạn muốn học nó, hãy chắc chắn rằng bạn không chỉ viết riêng nghĩa từ đó vào vở, mà hãy viết đầy đủ cả câu.

  1. Đừng chú ý quá nhiều đến việc học ngữ pháp

Đừng quá chú trọng đến việc học Ngữ pháp. Ngữ pháp có thể rất hữu ích và tất nhiên bạn nên biết một số quy tắc để chuẩn bị cho những trình độ cao hơn và để tránh những lỗi điển hình. Nhưng nếu bạn mất quá nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp thay vì cho những thứ quan trọng hơn, thì bạn sẽ không bao giờ có thể nói tiếng Đức trôi chảy hoặc tệ hơn bạn sẽ cảm thấy quá mệt mỏi và muốn từ bỏ. Rất nhiều sinh viên cảm thấy muốn điên đầu vì họ không thể nhớ nổi hết các quy tắc ngữ pháp phức tạp. Càng học nhiều ngữ pháp họ càng cảm thấy bối rối, bởi vì trong mỗi quy tắc lại có nhiều trường hợp ngoại lệ, và trong khá nhiều trường hợp các quy tắc ngữ pháp dường như hoàn toàn chẳng logic

Hier ist nur ein Beispiel – Đây là 1 ví dụ:
Tôi sẽ đi với bạn: Ich werde mit dir gehen (Dativ)
Tôi sẽ đi mà không có bạn: Ich werde ohne dich gehen (Akk)

Warum???
Tại sao lại như vậy?????

Nếu bạn đã học tiếng Đức được một thời gian
Và nếu bạn đang chú trọng vào việc học ngữ pháp, hãy để tôi hỏi bạn rằng:
Nó có thực sự hiệu quả?
Liệu ngay bây giờ bạn có thể nói  tiếng Đức trôi chảy?
Nếu câu trả lời là không, vậy lý do tại sao bạn không thể nói được trôi chảy? Khi bạn đã học tiếng Đức được vài năm và bạn vẫn chưa thể nói được trôi chảy, thì tại sao bạn không nghĩ rằng đã đến lúc bạn cần xem lại phương pháp học của mình.

Hãy làm một thử nghiệm nhỏ
Bạn  hãy hỏi tất cả những nguời Đức bản địa mà bạn gặp hoặc quen biết trong cuộc sống của bạn, và nhờ họ giải thích sự khác biệt giữa các truờng hợp trong tiếng Đức. Nhờ họ giải thích khi nào bạn nên sử dụng: Nominative, Dative, Genitive hay Akkusative. Tôi dám cá rằng 90% nguời Đức (ngoại trừ giáo viên tiếng Đức) không thể giải thích được

Và tại sao không? Vì họ không biết. Tất nhiên họ đã được học về những tất cả những thứ đó ở trường, nhưng hầu hết họ đều quên vì họ không sử dụng chúng nhiều trong thực tế.
(Mình nghĩ trong tiếng Việt cũng tương tự như vậy, chúng ta có thể nói tiếng Việt rất trôi chảy, nhưng khi ai đó yêu cầu chúng ta phân tích rõ các thành phần của câu như là: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ… thì rất nhiều người không thể phân tích nổi và cũng không biết tại sao lại sử dụng như thế?)

(còn tiếp)