Menu
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 info@tiengducnhantam.edu.vn Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận

TIẾNG ĐỨC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Tiếng Đức so với tiếng Việt

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng ngược dòng thời gian một chút và nhìn vào lịch sử hình thành hai ngôn ngữ này.

Images

Nguồn gốc của tiếng Việt là sự kết hợp của các ngôn ngữ dân tộc Tày – Thái và các ngôn ngữ Nam Á khác. Thực tế, người Việt đã tự sáng tạo ra “từ thuần Việt” – là sự kết hợp và biến đổi các nguồn gốc từ các từ gốc Đông Á và Nam Á. Xuyên suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, tiếng Việt có hai giai đoạn cột mốc đánh dấu nền móng cho chữ quốc ngữ ngày nay. Đó chính là giai đoạn 1000 năm đô hộ của phương Bắc và giai đoạn thực dân Pháp xâm lăng đất nước, mang Công giáo và hệ thống bảng chữ cái Latin quen thuộc ngày nay. Toàn bộ thanh âm, chữ viết của tiếng Việt khi đó đã được phổ lại theo quy tắc của hệ chữ cái Latin này.

Điều này giải thích vì sao tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều những nét tương đồng với tiếng Trung Quốc, vốn có nguồn gốc là tiếng Hán. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ 1000 năm Bắc thuộc này đã cho ra đời hệ thống tiếng Hán Nôm mà chúng ta vẫn còn có thể thấy xuất hiện trong văn hoá Việt Nam cho đến tận ngày nay, ví dụ như các dòng chữ tượng hình trên các câu chúc, câu đối đỏ hoặc các đồ chén bát, bình phong trang trí trong nhà.

Thế rồi người Pháp đến và đã thực hiện một cuộc cải tổ toàn bộ hệ thống chữ viết theo bảng chữ cái Latin, với mục đích để truyền bá đạo Công giáo và để hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa người Pháp và người bản địa thời đó. Ảnh hưởng của tiếng Pháp đến tiếng Việt có lẽ chỉ xếp sau tiếng Hán, và rất nhiều các từ mượn tiếng Pháp trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho đến tận bây giờ.

  • Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rượu vang, xúc xích, súp, xốt, ..
  • Tên quần áo: may ô, xi líp, sơ mi, vét tông, gile, len, đầm, …
  • Phương tiện di chuyển: ô tô, gác-ba-ga, pê-đan, vô-lăng,

Như vậy, tuy khoác lên mình vỏ bọc giống với các ngôn ngữ châu Âu khác (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, …) là hệ chữ cái Latinh, nhưng bản chất của tiếng Việt lại cực kỳ khác biệt. Về cơ bản, đặc trưng của tiếng Việt có 4 điểm nổi bật sau:

  • Đơn tiết, không biến hình
  • Sử dụng hư từ
  • Sử dụng trật tự từ Chủ-Động-Tân

Sử dụng trọng âm và ngữ điệu

Đối với tiếng Đức thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tiếng Đức là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ chữ Latin, cụ thể là từ gốc Indo-Germanic thuộc nhóm Indo-European (ngữ hệ Ấn-Âu). Là một ngôn ngữ lâu đời với nguồn gốc Latin, tiếng Đức có những đặc trưng nổi bật sau:

  • Danh từ có giống đực, giống cái và giống trung (Genus)
  • Danh từ có Cách (Kasus)
  • Từ ghép, từ kết hợp
  • v…v

Quy tắc ngữ pháp đặc biệt, nghiêm ngặt nhưng đồng thời lại có rất nhiều ngoại lệ (khác hoàn toàn với trật tự từ Chủ ngữ-Động từ -Tân ngữ của tiếng Việt)

  • v…v

Thực tế, bất kỳ ai học tiếng Đức cũng đều được hướng dẫn những đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ này và cảm giác đầu tiên sẽ luôn luôn là một cảm giác thú vị. Học viên sẽ nhận ra rằng điểm chung duy nhất giữa tiếng Việt và tiếng Đức có lẽ là hệ thống bảng chữ cái Latin và quy tắc ghép vần. Việc học tiếng Đức giống như việc khám phá một thế giới hoàn toàn mới, với những kiến thức và tư duy ngôn ngữ hoàn toàn khác so với tiếng Việt. Để học tiếng Đức một cách hiệu quả, học viên cần nắm rõ những khái niệm phân biệt, những quy tắc cơ bản của tiếng Đức và vận dụng rất nhiều tư duy, óc quan sát và cả khả năng suy luận để có thể tổng hợp và rút ra được cách sử dụng tiếng Đức đúng ngữ cảnh, đúng chức năng.

 

Tiếng Đức có giống tiếng Anh không?

 

Tim Hieu Bang Chu Cai Tieng Duc 1

Về cơ bản, tiếng Đức và tiếng Anh đều dùng ký tự Latinh, nên người học sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình nhớ mặt chữ. Thay vì phải ghi nhớ một hệ thống bảng chữ cái hoàn toàn mới, các bạn sẽ làm việc với những ký tự a, b, c thường thấy. Bên cạnh đó, tiếng Đức và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Nhiều từ tiếng Anh và tiếng Đức viết giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở cách đọc. Bạn thử đoán xem, từ Nhà trẻ (Kindergarten) trong tiếng Anh bắt nguồn từ đâu?

Tuy nhiên, tiếng Đức là một thứ ngôn ngữ rất đặc biệt. Nếu bạn chủ quan cho rằng đã học tốt tiếng Anh kiểu gì cũng học tốt tiếng Đức, thì chưa chắc đâu.

Lấy ví dụ về Danh Từ: chỉ riêng loại từ này thôi tiếng Đức cũng đã có nhiều đặc điểm bạn sẽ không gặp trong tiếng Anh. Thứ nhất, Danh Từ trong tiếng Đức có giống. Nghĩa là mỗi Danh Từ trong tiếng Đức sẽ thuộc vào một trong ba loại: giống đực, giống cái hoặc giống trung. Thứ hai, Danh Từ trong tiếng Đức có Cách – nói dễ hiểu hơn là các biến thể của Danh Từ khi nó giữ vai trò khác nhau trong thành phần câu.

Bấy nhiêu đã đủ làm bạn thấy tiếng Đức thật “khó nhằn” chưa? Nhưng cũng đừng lo, bởi vì về cơ bản, tiếng Đức cũng là một thứ ngôn ngữ mang tính logic và tính thống nhất cao. Có nghĩa là, một khi đã hiểu bản chất vấn đề, thì bạn sẽ dễ học hơn, nhớ lâu hơn và có thể chắc chắn khi đặt câu. Bên cạnh đó, phát âm của tiếng Đức đơn giản hơn rất nhiều so với tiếng Anh. Thay vì phải cầm lăm lăm cuốn từ điển để biết chắc cách đọc một từ, bạn có thể nhìn vào và đánh vần bất kỳ một từ tiếng Đức nào mà không cần biết nghĩa. Và đừng lo, phát âm tiếng Đức không nặng và giật cục như những video mang tính giải trí trên mạng mà các bạn hay thấy đâu.