Menu
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 info@tiengducnhantam.edu.vn Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận

Làm thêm tại Đức – những quy định bạn nên biết

Khi đi du học Đức, ngoài số tiền 8040 Euro có trong tài khoản phong tỏa. Bạn có thể đi làm thêm để tăng thêm thu nhập cũng như có thể tự lập về tài chính và không cần quá nhiều sự trợ giúp từ bố mẹ. Vậy câu hỏi đặt ra là bạn có thể làm thêm những gì, tìm kiếm thông tin về công việc đó ở đâu và bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Làm thêm tại Đức – Công việc bạn có thể làm.

Dĩ nhiên, công việc lý tưởng nhất khi làm thêm là làm thêm tại viện nghiên cứu, thư viện hay trong các cơ sở của trường Đại học bạn đang theo học. Làm công việc này bạn có thể vừa có thu nhập vừa bổ sung thêm kiến thức.

Ngoài ra, bồi bàn tại quán ăn, quán cafe, hướng dẫn viên, giao hàng, trông trẻ… là các công việc được các bạn trẻ lựa chọn nhiều.

Nếu bạn có nền tảng học tiếng Đức tốt thì tìm kiếm công việc làm thêm sẽ rất dễ dàng.

Làm thêm tại Đức – tìm việc làm.

Schwarzes Brett (bảng thông báo) trong khuôn viên trường Đại học chính là nơi bạn tìm kiếm thông tin việc làm. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên website. Liên hệ với studentenwerk (tổ chức đại diện cho sinh viên tại Đức) hoặc cơ quan lao động liên bang tại thành phố bạn đang sống.

Làm thêm tại Đức – mức lương bạn sẽ nhận được.

Tùy vào nơi bạn sinh sống và làm viêc, bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau. Tuy nhiên, mức lương sẽ dao động từ 6 Euro – 15 Euro/giờ/.

Luôn ghi nhớ làm thêm chỉ giúp bạn có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống và việc học mới là quan trọng nhất với bạn.

Làm thêm tại Đức – các quy định.

  • Sinh viên Việt Nam muốn làm thêm phải được Sở lao động và Sở Ngoại Kiều cho phép.Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) phải được cấp trước khi bắt đầu lao động.
  • Bạn được phép làm thêm không quá 120 ngày (240 buổi). Nếu 1 tuần bạn làm 20 tiếng thì sẽ tính là 7 ngày làm việc.
  • Sinh viên học Dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ được lao động trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Ngoài ra cần Giấy phép Lao động của Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều.
  • Sinh viên theo học Khóa học tiếng Đức không được được phép lao động.
  • Nếu bạn làm cho trường nơi mà bạn đang theo học thì thời gian sẽ linh hoạt cho bạn hơn. Nhưng bạn vẫn phải xin giấy phép để được làm thêm so với số giờ quy định trên.
  • Khoảng thời gian thực tập trong quy định dù là được trả lương cũng không cần giấy phép lao động.Thời gian làm thêm 120 ngày/240 buổi không bị ảnh hưởng. Nếu kỳ thực tập không được quy định trong chương trình học thì hoặc cần Giấy phép Lao động.
  • Nếu mức thu nhập của bạn vượt quá 400 euro thì bạn phải đóng thuế là các khoản phí khác. Mức đóng thuế là tuỳ mức thu nhập của bạn.

Tìm hiểu thêm :

du hoc đức ngành quản trị nhà hàng khách sạn-tai sao không?

du học Đức ngành điều dưỡng – nên hay không nên?