Menu
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 info@tiengducnhantam.edu.vn Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận

CÁC CÁCH CHÀO HỎI TRONG TIẾNG ĐỨC

“Lời chào cao hơn mâm cổ” – đó là một câu tục ngữ, một truyền thống đẹp của người Việt Nam và các đất nước khác trên hành tinh này. Và hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu những nét độc đáo trong văn hóa ứng xử của nước Đức nhé!

Người Đức thường có thói quen cúi đầu nhẹ khi chào hỏi mọi người, đó không chỉ thể hiện sự niềm nở, yêu quý mà đó còn là sự trân trọng với người đối diện.

 

Chào hỏi trang trọng

Nhận biết người nghe. Nói những câu sau nếu bạn đang chào hỏi các doanh nghiệp hoặc với những người không thân.

Hầu hết các câu chào đều liên quan đến thời gian trong ngày.

  • “Guten Morgen!” – Chào buổi sáng!
    Thường dùng cho tới gần trưa. Tại một vài nơi ở Đức, người ta chỉ dùng cho tới 10 giờ sáng.
  • “Guten Tag!” Chúc một ngày tốt lành! Dùng câu này từ giữa trưa cho đến 6 giờ chiều.
  • “Guten Abend.” Chào buổi tối. Câu này thường dùng sau 6 giờ chiều.

Nếu bạn viết thư, hãy nhớ rằng “tất cả các danh từ trong tiếng Đức phải được viết hoa”.

Tùy chọn mang tính pha trò. Thường thì trong tiếng Việt, hỏi chính là cách giao tiếp lịch sự, “Xin chào!”. trong tiếng Đức cũng không ngoại lệ.

  • “Wie geht es Ihnen?” – “Anh/chị có khỏe không?” (trang trọng).
  • “Geht es Ihnen gut?” – Anh/chị khỏe chứ?
  • “Sehr erfreut.” – Rất vui được gặp bạn.
  • Trả lời: “Gut, danke.” – Tôi khỏe, cảm ơn.
  • “Es geht mir sehr gut.” – Tôi rất khỏe.
  • “Ziemlich gut.” – Cũng bình thường.

Nếu bạn được hỏi những câu đại loại như trên, theo lệ thì phải kèm theo “Und Ihnen?” – Còn bạn thì sao? (trang trọng).

Tìm hiểu cử chỉ chào hỏi thân thể thích hợp. Trong mọi nền văn hóa hay vùng miền, có sự khác nhau trong quy chuẩn chào hỏi, có thể là cúi chào, ôm, hoặc bắt tay.

Ở Đức thì có một chút khác biệt với các nước châu Âu còn lại.

 Người Đức thường ưa chuộng kiểu bắt tay để chào hỏi người không phải thành viên trong gia đình thay vì hôn má như hầu hết các nước châu Âu;

Tuy nhiên, hôn má vẫn là một kiểu chào thông thường ở các nước nói tiếng Đức.

Quy định số nụ hôn trao ra cũng như ở đâu và với ai thay đổi từ nơi này sang nơi khác.

Nếu lần đầu tiên gặp ai đó, bạn có thể chỉ cần bắt tay là đủ. Và quan sát xem người kia chào hỏi mình như thế nào.

Bạn sẽ nhận ra nhanh thôi.

Cach Chao Hoi Bang Tieng Anh1 1637034185Chào hỏi thân mật

  1. Dùng các từ thường ngày để chào hỏi gia đình và bạn bè.

Hầu hết các nơi ở Đức dùng những câu sau.

  • “Hallo!”, từ này chính là Hello, không cần dịch nữa và cũng là từ phổ biến nhất.
  • “Morgen,” “Tag,” và “‘n Abend” là những từ rút gọn của kiểu chào theo thời gian đã nêu trên.
  • “Sei gegrüßt.” – Xin giới thiệu… (giới thiệu một người).
  • “Seid gegrüßt.” – Xin giới thiệu… (giới thiệu nhiều hơn một người).
  • “Grüß Dich” dịch ra tiếng Việt là “Chào anh/chị/mày”. Chỉ dùng khi bạn đã quá quen người đối diện.
  • ß” đôi lúc phát âm như “s” như trong từ “sai”.
  1. Đặt câu hỏi.

Để hỏi sức khỏe một người, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau (như trong tiếng Việt):

  • “Wie geht es dir?” – Khỏe chứ? (thân mật).
  • “Wie geht’s?” – Lâu nay thế nào?.
  • Trả lời: “Es geht mir gut.” — Khỏe.
  • “Nicht schlecht.” — Không tệ lắm.
  • Hỏi lại: “Und dir?” — Bạn thì sao? (thân mật).

Cách Chào Hỏi Bằng Tiếng Anh Trong Nhiều Tình Huống

Trên đây là những cách chào được sử dụng phổ biến, rộng khắp và nhiều người biết đến. Ngoài ra, còn những từ địa phương của tiếng Đức mà nhiều người chưa được nghe qua. Nước Đức có một bề dày lịch sử và do đó, mỗi nơi có một cách sử dụng từ ngữ khác nhau. Cũng chính điều đó tạo nên sự đa dạng, một bản sắc văn hóa riêng biệt trên đất nước xinh đẹp này! Hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

“Moin Moin!” hay “Moin!” là một cách khác để nói “Xin chào!” ở miền Bắc nước Đức, Hamburg, phía Đông Frirsen và các vùng lân cận.

Nó dùng vào mọi thời điểm và cho mọi người.

“Grüß Gott” dịch ra là “Chúa phù hộ cho bạn”, và được xem là một câu chào ở miền Nam nước ĐứcBayern.

“Servus!” là một cách chào khác chỉ có ở miền Nam nước Đức, dịch nghĩa “xin chào.”

Đúng như câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cổ”, dù ở đâu, người nào thì lời chào hỏi luôn luôn quan trọng, nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà đó còn là một bản sắc văn hóa đáng được bảo tồn, giữ gìn và phát triển!